0945.914.067
info@tecoplus.vn

Website đang hoạt động thử nghiệm, đang đăng ký với Bộ công thương, Website không có mua bán hàng hóa theo phương thức thương mại điện tử

[rank_math_breadcrumb]

Trà đạo và cách thức thưởng thức trà ở Việt Nam

Trà đạo ở Việt Nam được xem là một thú vui tao nhã chủ yếu dành cho các thế hệ trung niên đến người già. Họ đa số tìm đến trà để tìm được góc thanh bình, giúp tĩnh tâm giữa cuộc sống.

Trà đạo có nguồn gốc từ đâu?

Trà là thức uống được con người sử dụng từ rất lâu. Không có tài liệu ghi chép cụ thể về thời gian của trà nhưng người ta ước chừng ở thời nhà Thương (1600 TCN – 1046 TCN). Lúc đó, người Trung Quốc hái lá rừng về đun với nước để làm thuốc trị bệnh. Đến thế kỷ thứ 8, trà được đưa vào thi ca ở Trung Quốc. Đến cuối thế kỷ 12, trà xuất hiện ở Nhật Bản. Khoảng thế kỷ 15, người dân đất nước này đã tôn vinh và đưa việc thưởng trà thành một nghệ thuật tinh tế. Đó chính là trà đạo.

Trà đạo và cách thức thưởng thức trà ở Việt Nam

Tinh hoa trà

Trà đạo xuất hiện nhiều ở các nước Á Đông và mỗi một dân tộc có phong cách thưởng trà riêng. Theo nghệ nhân Trường Xuân nói trên báo Hà Nội Mới, trà đạo là một cách để tĩnh tâm, để thiền (Thiền trà). Văn hóa trà Việt là nét văn hóa ẩm thủy độc đáo, sâu sắc được tạo ra từ cách ứng xử của con người Việt có mầm mống triết học, văn học, nghệ thuật thông qua hành động. Việc thực hiện một buổi uống trà có nghi thức phải dựa vào nghi lễ của người đi trước để lại.

Trà đạo phổ biến ở Việt Nam từ khi nào?

Không ai biết trà đạo xuất hiện từ ở Việt Nam từ khi nào. Mãi cho đến thời nhà Lê (1428 – 1788), nhờ văn chương nhắc tới nhiều nên trà mới bắt đầy được phổ biến rộng rãi.

Trà đạo và cách thức thưởng thức trà ở Việt Nam

Người ta chưa biết chính xác trà đạo ở Việt Nam có từ bao giờ.

Đến đời Lý, trà đã trở thành một thức uống tao nhã của giới tăng lữ, sĩ phu và quý tộc. Thời vua Lý Nhân Tông (1072 – 1127), ngài Viên Chiếu thiền sư, con của anh trai bà Linh Cảm Thái hậu (vợ vua Lý Nhân Tông), có hai câu thơ đề cập đến tách trà:“Tặng quân thiên lý viễn/Tiếu bả nhất âu trà” (tạm dịch: “Tặng người ngàn dặm cách xa/Cười dâng chỉ một âu trà thế thôi”).

Nguyễn Dữ đỗ tiến sĩ đời vua Hồng Đức (1470 – 1497), chép trong Truyền kỳ mạn lục:“Về đời Lý Huệ Tông (1211 – 1225) có một vị tiên nghiện trà giáng sinh làm con Dương Tạc, một vị quan nhỏ ở phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam (tỉnh Hà Tây cũ)”.

Nét đẹp của trà đạo Việt Nam.

Từ đó về sau, trà đạo ở Việt Nam ngày càng phổ biến và có nhiều hình thức thưởng trà đạo khác nhau.

Cách thưởng thức trà đạo cầu kỳ ở Việt Nam

Để có chén trà thơm ngon mang hương vị dịu ngọt, người ta phải biết cách pha và tuân thủ theo nguyên tắc pha trà. Thưởng thức trà đạo ở Việt Nam phải trả qua 3 bước:

Pha trà

Pha trà là bước đầu tiên cho việc khai trà. Người Việt có câu rằng: “Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh”.

Trà đạo và cách thức thưởng thức trà ở Việt Nam

Pha trà

Đầu tiên là “nhất thủy”: Nước để pha trà vô cùng quan trọng, nếu nước không được lấy ở suối hay vùng cao thì vị trà sẽ chát, không ngọt hậu, mùi nước trà có vị hơi nồng hoặc hơi tanh khi uống. Hoặc có thể lấy nước mưa được hứng giữa trời hay giọt sương mai sau khi đã được xử lý để pha trà.

Cách đun nước cũng phải đảm bảo giữ được độ thanh tịnh và không làm ảnh hưởng đến hương vị của trà. Dùng thìa gỗ lấy một lượng trà nhất định cho vào ấm đất nung, được gọi là “Ngọc diệp hồi cung” (lá ngọc quay về cung). Sau đó, rót nước vào ấm rồi đổ nước đi. Điều này vừa giúp loại bỏ bụi bẩn có trong trà, vừa giúp trà ngấm nước, nước trà pha xong có độ trong, màu sắc xanh đẹp mắt được gọi là “Cao sơn trường thủy” (núi cao sông dài).

Trà đạo và cách thức thưởng thức trà ở Việt Nam

Nước để pha trà vô cùng quan trọng, nếu nước không được lấy ở suối hay vùng cao thì vị trà sẽ chát, không ngọt hậu.

Thứ hai là “nhì trà”: Phần quan trọng hơn cả đó chính là trà. Trà phải được lựa chọn từ vùng cao – nơi có cây chè lâu năm được trồng trên vùng đất đồi, đón ánh nắng tinh khôi, không khí trong lành và tận hưởng dưỡng chất từ thiên nhiên ban tặng. Sau khi hái chè, người ta sẽ phơi dưới nắng khoảng một giờ rồi cho vào lồng quay cho xáo tung lên. Kế tiếp là đến công đoạn diệt men, khử tanin để chè giữ được màu xanh, giảm vị đắng. Cuối cùng là công đoạn vò chè khiến lá chè xoăn lại và có màu xanh đen đặc trưng. Với những người sành trà đạo, trà mộc móc câu (loại trà có lá sao quăn lại như móc câu) là loại quý nhất.

Trà đạo và cách thức thưởng thức trà ở Việt Nam

Trà phải được lựa chọn từ vùng cao – nơi có cây chè lâu năm được trồng trên vùng đất đồi, đón ánh nắng tinh khôi.

Thứ ba là “tam bôi, tứ bình”: Phần này nhắc đến bộ ấm pha và 4 chén quân (chén nhỏ) cùng với 1 chén tống (hay còn gọi là chén tướng, là chén to nhất trong bộ ấm pha trà). Bên cạnh đó, dụng cụ múc trà, vớt bỏ phải đều phải chọn loại được làm tre hoặc gỗ thơm.

Trà đạo và cách thức thưởng thức trà ở Việt Nam

Chén tống và chén quân.

Trà đạo và cách thức thưởng thức trà ở Việt Nam

Bộ ấm chén trà phải đủ chén tống và chén quân.

Thứ tư là “ngũ quần anh”: Là tìm bạn trà, khó hơn tìm bạn rượu. Vì bạn trà là người bạn tri âm, cùng nhau thưởng trà, ngâm thơ, bộc bạch nỗi niềm hay bàn chuyện nhân tình thế thái để cảm nhận trong trà có cả cuộc sống.

Rót trà

Sau khi hoàn tất việc pha trà, người ta sẽ tiến hành rót trà vào chén tống. Nước phải được rót qua thìa gỗ có lỗ thủng dưới đáy xuống chén để lọc bỏ bã trà. Kế tiếp, trà được rót lần lượt từ chén tống vào chén chén quân theo chiều từ trái qua phải. Lúc này, hương thơm trà tỏa thoang thoảng giúp du khách cảm thấy nhẹ nhàng, thư thái.

Trà đạo và cách thức thưởng thức trà ở Việt Nam

Rót trà.

Thưởng trà

Nghệ thuật uống trà của người Việt có 3 cách thưởng trà: độc ẩm (một mình), đối ẩm (hai người), và quần ẩm (nhiều người).

Độc ẩm (một mình): Cách này phù hợp với những nhà nho, họa sĩ hoặc có thể là nhà văn, nhà thơ, các sư thầy. Khi độc ẩm, họ thường vừa nhâm nhi ly trà vừa tức cảnh sinh tình mà làm thơ hoặc tựa cảnh phác lên vài bức ký họa để đời.

Trà đạo và cách thức thưởng thức trà ở Việt Nam

Độc ẩm trà.

Đối ẩm (hai người): Thường sẽ có hai người cùng nhau pha trà ngồi tâm giao, hàn huyên vài câu chuyện về nghề, về gia đình và cũng có thể là những bài thơ, ván cờ, câu chuyện ngày xưa để nhớ lại những kỷ niệm cũ.

Trà đạo và cách thức thưởng thức trà ở Việt Nam

Đối ẩm trà.

Quần ẩm (nhiều người): Đây là cách thức thưởng trà thể hiện tính cộng đồng làng xã của Việt Nam. Khi cùng nhau ngồi xuống uống trà, họ không phân biệt chức tước, địa vị, tất cả đều có thể quây quần bên nhau thưởng trà.

Trà đạo và cách thức thưởng thức trà ở Việt Nam

Quần ẩm trà.

Khi thưởng trà, người ta phải nâng ly trà không để tràn ra ngoài, đưa sang trái rồi qua phải để hương thơm trà được bay qua mũi vấn vương. Sau đó mới đưa lên miệng uống một ngụm trà nhỏ, cảm nhận được hương vị chát, ngọt, bùi của trà. Người mê trà thường sẽ khó quên được hương trà mà thỉnh thoảng lại tìm đến trà để giãi bày tâm sự, nghĩ về chuyện đời, chuyện nghề.

Trà đạo và cách thức thưởng thức trà ở Việt Nam

Dù không phải là người mê trà nhưng sau khi thưởng thức trà đạo du khách sẽ thấm hương vị thanh tao của trà và cảm nhận cả tâm tình của người pha trà. Hãy thử một lần trải nghiệm trà đạo ở Việt Nam để thấy cuộc sống yên bình và đơn giản như thế nào.

(Sưu tầm)