0945.914.067
info@tecoplus.vn

Website đang hoạt động thử nghiệm, đang đăng ký với Bộ công thương, Website không có mua bán hàng hóa theo phương thức thương mại điện tử

[rank_math_breadcrumb]

Văn hóa uống trà của người Việt – xưa và nay

Uống trà là nét văn hóa có từ lâu đời của người Việt. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử và sự thay đổi của văn hóa, đến nay, uống trà vẫn mang vẻ đẹp của riêng nó, vừa phản ánh được lịch sử của cha ông, vừa cởi mở, giao thoa, phù hợp với đời sống hiện đại, tiện nghi.

Văn hóa uống trà của người Việt – xưa và nay

LỊCH SỬ UỐNG TRÀ

Trước đây, trà là thức uống chỉ dùng trong tầng lớp danh gia vọng tộc, cao sang quyền quý. Người mời trà phải có tác phong cung kính bề trên, tỏ ra kính trọng và lịch lãm. Đôi khi, cung cách mời trà cũng trở thành thước đo để đánh giá người mời trà có phẩm cách và học thức như thế nào.

Tác phong mời trà là chuẩn mực để đánh giá thái độ và tấm lòng của người mời

Thưởng thức trà Việt xưa, người uống thường đưa nhẹ nhàng chén trà lên mũi thưởng thức hương trà, sau đó sẽ từ từ nhấp từng ngụm và cảm nhận vị ngon của trà.

Trà ngon hay chưa ngon chính là cách  mà người được mời đánh giá sự chân thành, tình cảm của người pha, người mời.

Ly trà từ xa xưa đã góp mặt trong mọi hoạt động của con người trong xã hội. Những hàng quán, trong gia đình, nơi cưới hỏi, cỗ kỵ… chỗ nào cũng có ly trà để mở đầu cho câu chuyện.

Trà có thể được uống một mình, gọi là nhất ẩm, là lúc người ta nhâm nhi chiêm nghiệm, hoặc ngâm thơ sáng tác. Trà được uống cùng lúc hai người thì gọi là song ẩm.

Như các nhà nho xưa, ngồi đàm đạo, nói chuyện cầm kỳ thi họa và tận hưởng những thú vui tao nhã trên đời. Chính bởi vậy mà đôi khi, tách trà khiến người xưa gợi nhớ cố nhân, những người bạn tâm giao, tri âm tri kỷ, về những mối lương duyên gặp gỡ rồi về sau cách biệt trùng trùng.

Văn hóa uống trà của người Việt – xưa và nayVăn hóa uống trà của người Việt – xưa và nay Văn hóa uống trà của người Việt – xưa và nay

 

VĂN HÓA UỐNG TRÀ XƯA VÀ NAY

Người Việt uống trà rất cởi mở. Hầu như không theo một chuẩn mực, quy định nào. Điều này thể hiện trong văn hóa pha trà, cách ứng xử của người pha trà, đầy tính thông minh, sáng tạo.

Người pha trà Việt đã thực sự mang sự sáng tạo ấy lên một tầm nghệ thuật, rất ngẫu hứng và bình dị. Uống trà Việt khác với uống trà Trung Quốc, Hàn Quốc, càng không giống với trà đạo của Nhật Bản. Việt Nam không xem uống trà là “đạo”, mà đó là nghệ thuật – nghệ thuật thưởng trà.

Ngày xưa, trong các hoàng cung vua chúa, các bà phi, bà hoàng phải dành rất nhiều công phu, chắt lọc từng giọt sương mai trên búp sen khi mặt trời chưa lên cao. Còn các bậc tiền nhân thường sử dụng nước mưa để giúp chén trà hoa có vị ngọt thanh, sau khi uống hết sẽ cảm nhận được vị ngọt còn vấn vương nơi cổ họng.

Bí quyết pha trà cũng tùy vào cách riêng và kinh nghiệm của từng người. Cũng như việc chọn ấm pha trà là tùy vào loại trà có nguyên liệu từ đâu. Ấm trà trước khi cho trà vào pha phải được tráng qua bằng nước sôi cho giữ nhiệt.

Sau đó, cho trà vào, đổ nước sôi, đậy kín ấm, lại tiếp tục rót nước nóng từ trên xuống phía bên ngoài để giữ hơi và từng cánh trà được ngấm đều.